Trong phong thủy của một ngôi nhà, cửa chính đóng vai trò rất quan trọng, là không gian giao tiếp đầu tiên, nơi liên hệ giữa hai yếu tố nội, ngoại và cũng là nơi nạp khí cho ngôi nhà.
Cửa còn là một trong những yếu tố giúp định vị hướng nhà - một yếu tố tối quan trọng theo phong thủy cổ truyền.
Những lưu ý về phong thủy khi thiết kế cửa nhà
Trong ngôi nhà luôn có một cửa chính gọi là Đại môn. Các cửa khác chỉ là cửa phụ. Nhà có đón được nhiều sinh khí hay không phụ thuộc vào vị trí, hướng, kích thước cửa chính. Các cửa phòng, cửa hậu có nhiệm vụ điều tiết các nguồn năng lượng trong ngôi nhà. Dưới đây là một số nguyên tắc phong thủy cơ bản khi bố trí Đại môn và hệ thống cửa trong nhà.
Kích thước, tỷ lệ, kiểu dáng phải hợp lý
Hiện nay, khi thiết kế cửa, nhiều người thường dựa vào những số đo đẹp theo thước Lỗ Ban. Điều này là cần thiết, tuy nhiên, cần lưu ý sao cho kích thước cửa phải phù hợp với quy mô, diện tích, kiểu dáng của ngôi nhà. Nguyên tắc chung là nhà nhỏ thì không nên làm cửa quá lớn và ngược lại. Đó là sự bất cân xứng, không hài hòa. Đồng thời, cửa cũng chính là bộ mặt của ngôi nhà, do đó cửa không nên dùng cửa đã quá cũ, sơn bị bong tróc và xấu xí, ảnh hưởng tới bộ mặt chung của ngôi nhà.
Không nên thiết kế các cửa thẳng hàng
Tình trạng 2 hoặc 3 cửa thẳng hàng nhau trong phong thủy gọi là “cửa đối môn”. Theo bộ môn vật lý kiến trúc nghiên cứu về sự vận động của gió trong nhà, nếu các cửa thẳng hàng nhau sẽ tạo ra các luồng gió xuyên phòng và khiến cho căn phòng kém thông thoáng, vi khuẩn yếm khí phát sinh. Còn theo phong thủy, nếu đặt cửa trước và cửa hậu đối diện trực tiếp với nhau thì khí đi vào nhà sẽ lập tức thoát ra mà không có sự luân chuyển, tạo nên mất cân bằng âm dương (vì vùng di chuyển dương nằm về một phía trong khi phần còn lại thuần âm). Trong trường hợp các cửa bị thẳng hàng, có thể khắc phục bằng cách để một chậu cây cao hay thiết kế tấm chắn giữa hai cửa để ngăn không cho khí đi theo đường thẳng thoát ra ngay khi vừa vào nhà.
“Tam bất kiến” trong phong thủy
Tam bất kiến là thuật ngữ chỉ ba điều đại kỵ trong phong thủy khi mở cửa bước vào nhà, gồm:
Khai môn kiến táo: Sách Dương trạch tam yếu có viết: “khai môn kiến táo, tiền tài đa hao”, tức là khi mở cửa mà nhìn ngay thấy bếp thì sẽ không có lợi về mặt tiền bạc.
Khai môn kiến xí: Vừa mở cửa ra đã nhìn thấy ngay nhà vệ sinh thì luồng năng lượng tốt dẫn vào nhà sẽ bị ô nhiễm, dòng năng lượng này là sự khởi đầu để dẫn vào nhà, đầu nguồn không tốt, thì các không gian khác sẽ không cát lành.
Khai môn kiến kính: Đặt gương trước cửa (chỉ là gương soi, không phải là các loại gương cầu và gương bát quái) là một việc làm không hợp lý theo phong thủy, vì nó có thể phản xạ các luồng năng lượng, khiến các dòng năng lượng khó khăn để đi vào nhà.
Hướng cửa xấu có nên ở hay không?
Nhiều người có nhu cầu mua đất làm nhà hay mua nhà xây sẵn, thường chỉ muốn biết hướng của miếng đất hay căn nhà ấy có hợp với tuổi của mình hay không, mà lại bỏ qua những yếu tố khác. Với phong thủy học chân chính, đây là một quan niệm khá cứng nhắc.
Hướng nhà chỉ là một trong rất nhiều yếu tố cần được quan tâm, xem xét. Bởi lẽ, hướng nhà có tốt, nhưng cấu trúc bên trong không tốt, ngoại cảnh hay thời vận không tốt thì căn nhà đó cũng không phải đã chuẩn theo phong thủy học. Đối với căn nhà hướng nhà xấu, thuật phong thủy luôn có những phương án để hóa giải. Xấu một thứ, ta dùng các thứ khác để hóa giải. Phong thủy gọi là "đa cát chế thiểu hung"! Rõ ràng, trong quá trình chọn lựa nơi định cư, không nên vì lý do "không hợp hướng" để kén chọn quá đà mà bỏ lỡ những cơ hội để có một nơi an cư lạc nghiệp.
Cửa trong nhà không đơn thuần chỉ là lối ra vào, mà được coi là nơi nạp và điều tiết các nguồn năng lượng trong nhà, nên cần phải quan tâm hàng đầu để có được sự hài hòa giữa ba yếu tố công năng, thẩm mỹ và phong thủy.
KTS Phạm Cương (Theo ĐTCK)
Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012
Cửa và những điều nên tránh
TTO - Cửa chính, cùng với phòng ngủ chính, bếp nấu là ba yếu tố quan trọng quyết định đến vận khí của ngôi nhà và ảnh hưởng trực tiếp đến người ở trong nhà.
Trong nhà ở gia đình, cửa chính không chỉ là nơi mọi người ra vào mà còn là con đường thông dẫn khí từ bên ngoài vào bên trong nhà. Do đó, khi thiết kế, bố trí cửa chính và cửa phòng trong nhà, cần lưu ý một số điểm về mặt phong thủy sau đây:
Cửa chính và cửa sổ đối nhau: hao tổn tiền bạc
Cửa chính là nơi gió và không khí thổi vào nhà, không nên đối diện cửa sổ làm thoát khí - Ảnh: V.N.A.
Cửa chính là nơi tất cả mọi người trong nhà ra vào hàng ngày. Khi cửa chính ở vị trí tốt, thuận lợi, gió và không khí từ ngoài thổi vào cũng thuận và lành.
Khi cửa chính và cửa sổ thông nhau theo một đường thẳng, nếu cửa sổ không nhiều thì ảnh hưởng của nó không lớn. Tuy nhiên, nếu cửa sổ vừa nhiều lại vừa lớn, sẽ không giữ lại cho phòng những luồng không khí tốt lành vì thế sẽ gây ảnh hưởng đến vận mệnh của ngôi nhà và tiền bạc trong người ở trong nhà cũng bị hao tổn dần.
Nếu các cửa trong nhà bạn phạm phải điều này, có thể trồng một số cây trước cửa sổ để ngăn những luồng khí tốt lành thoát ra ngoài. Tuy nhiên, khi trồng cây cũng nên nhớ không được trồng những cây có gai, nếu không cũng không có tác dụng gì.
Tránh vị trí cửa đối cửa
Trong thiết kế, tránh hai cửa đối mặt nhau sẽ gây bất lợi - Ảnh: V.N.A.
Trong quan niệm truyền thống của phong thủy, hai cửa đối mặt nhau sẽ gây bất lợi, gia chủ sẽ không được yên ấm, hòa thuận - phạm phải thế “môn xung sát”.
Ảnh hưởng của “môn xung sát” sẽ khiến mọi người trong gia đình dễ xảy ra tranh chấp, bất hòa dù chỉ từ những chuyện nhỏ nhặt hàng ngày. Nếu bị ảnh hưởng nặng thì trong công việc của người ở hai phòng có cửa đối diện sẽ rất dễ có những thành kiến, xung đột mâu thuẫn với cấp trên, đồng nghiệp và những người khác.
Khi đã phạm phải môn xung sát mà cửa lại là hướng đông, tây bắc, bắc thì những người đàn ông trong gia đình sẽ rất dễ gây nên chuyện hiềm khích. Ngược lại, nếu cửa hướng đông nam, tây nam, tây thì những người phụ nữ trong nhà lại rất dễ gây nên chuyện phiền phức.
Ngoài ra, trong phong thủy, cửa của hai nhà cũng không nên đối nhau. Các nhà phong thủy cho rằng có thể làm những cách sau để hóa giải như dùng bình phong che chắn phía trong cửa vì bình phong sẽ biến khí ở bên ngoài nhà không xông thẳng vào mà đi thành đường vòng vào bên trong nhà. Ngoài ra, có thể đặt cặp tượng hình kỳ lân ở cửa bị xung chiếu, hoặc cặp tượng nhỏ hình con rùa bằng đồng… tạo thành một hành lang để làm hòa hoãn dòng khí…
Cửa chính và cửa nhà vệ sinh xung nhau: âm dương không hài hòa
Cửa chính đối diện cửa nhà vệ sinh dễ dẫn đến hao tổn tài sản - Ảnh: C.P.M.
Trong phong thủy học, cửa chính được gọi là “khẩu tử”, được so sánh với miệng của con người. Những thực phẩm mà con người ăn không đảm bảo thì bản thân sẽ không có được sức khỏe tốt. Cũng giống như vậy, cửa có vấn đề thì phong thủy sẽ không tốt và ảnh hưởng tới vận quý của tất cả mọi người trong gia đình. Khí của cửa thuộc về dương thuần, khí của nhà vệ sinh thuộc về âm độc. Nếu cửa chính và cửa nhà vệ sinh xung khắc nhau sẽ khiến âm dương không được hài hòa, dẫn đến hao tổn tài sản.
Phương pháp hóa giải của điều này là treo ở cửa nhà vệ sinh một tấm mành dạng hạt, giúp ngăn cản sự xung sát của cửa chính và cửa nhà vệ sinh, làm ảnh hưởng xấu giảm xuống mức thấp nhất.
Cửa chính đối diện cầu thang máy, cầu thang là điềm hung
Không nên thiết kế cửa chính đối diện cầu thang - Ảnh: V.N.A.
Cầu thang máy đối diện với cửa chính sẽ phạm “sát khai khẩu”, chủ nhà sẽ bị nhiều chuyện phiền phức, rắc rối ảnh hưởng. Với những ngôi nhà ở vào vị trí này, nên treo gương trên mi cửa và bậc thềm cửa nên tôn cao thêm một chút.
Nếu nhà ở có cửa chính và cửa cầu thang đối diện nhau sẽ được chia ra làm hai loại: một là cầu thang có các bậc thang đi xuống dưới; hai là bậc thang có chiều hướng đi lên trên.
Nếu cầu thang có chiều hướng lên trên, sẽ làm sức khỏe của gia chủ ngày một suy yếu, cần hóa giải bằng cách tôn cao bậc thềm lên khoảng 3 tấc (khoảng 10cm).
Nếu cầu thang có chiều hướng xuống dưới, tài vận của gia chủ sẽ rất xấu, tiền bạc trong nhà sẽ bị “chảy” ra ngoài, cần hóa giải bằng cách treo gương cầu lõm trên mi cửa giúp thu thập và tập trung được các vận khí tốt, tiền tài cũng dễ dàng giữ lại được.
Góc tường nhọn chiếu vào cửa: tổn hại sức khỏe
Khi thiết kế nhà ở, cần tránh để các góc nhọn chiếu vào cửa chính - Ảnh: C.P.M.
Góc tường nhọn trong phong thủy rất nguy hiểm và gây tổn thương rất lớn đến sức khỏe, tính mạng của người ở trong nhà vì phạm phải “phi nhẫn sát” (sự khắc chiếu của góc tường). Do đó, nếu có góc tường nhọn chiếu thẳng vào cửa, là điều kiêng kỵ.
Để hóa giải điều này, nhà có góc nhọn chiếu vào cửa nên đặt một đôi kỳ lân bằng đồng ở cửa và trên mi cửa nên treo một chiếc gương cầu lồi hoặc gương phẳng nhằm chiếu lại “phi nhẫn sát”, giúp hóa giải sát khí. Tuyệt đối chú ý không được treo gương cầu lõm vì tác dụng của gương cầu lõm là hoàn toàn ngược lại.
Một điều gia chủ cũng nên đặc biệt chú ý vì nhìn chung, người ta thường chỉ để ý tới những góc nhọn chiếu thẳng vào cửa chính từ bên ngoài nhà, nhưng lại rất ít chú ý đến những góc tường nhọn trong nhà chiếu vào cửa phòng. Với trường hợp này, bạn có thể kê tủ gỗ hoặc các đồ đạc khác để che đi góc nhọn, biến nguy hiểm thành vô sự.
KTS. CẤN PHÚ MINH (Công ty CP Kiến trúc DMC Việt Nam) (Theo báo Tuổi Trẻ)
Trong nhà ở gia đình, cửa chính không chỉ là nơi mọi người ra vào mà còn là con đường thông dẫn khí từ bên ngoài vào bên trong nhà. Do đó, khi thiết kế, bố trí cửa chính và cửa phòng trong nhà, cần lưu ý một số điểm về mặt phong thủy sau đây:
Cửa chính và cửa sổ đối nhau: hao tổn tiền bạc
Cửa chính là nơi gió và không khí thổi vào nhà, không nên đối diện cửa sổ làm thoát khí - Ảnh: V.N.A.
Cửa chính là nơi tất cả mọi người trong nhà ra vào hàng ngày. Khi cửa chính ở vị trí tốt, thuận lợi, gió và không khí từ ngoài thổi vào cũng thuận và lành.
Khi cửa chính và cửa sổ thông nhau theo một đường thẳng, nếu cửa sổ không nhiều thì ảnh hưởng của nó không lớn. Tuy nhiên, nếu cửa sổ vừa nhiều lại vừa lớn, sẽ không giữ lại cho phòng những luồng không khí tốt lành vì thế sẽ gây ảnh hưởng đến vận mệnh của ngôi nhà và tiền bạc trong người ở trong nhà cũng bị hao tổn dần.
Nếu các cửa trong nhà bạn phạm phải điều này, có thể trồng một số cây trước cửa sổ để ngăn những luồng khí tốt lành thoát ra ngoài. Tuy nhiên, khi trồng cây cũng nên nhớ không được trồng những cây có gai, nếu không cũng không có tác dụng gì.
Tránh vị trí cửa đối cửa
Trong thiết kế, tránh hai cửa đối mặt nhau sẽ gây bất lợi - Ảnh: V.N.A.
Trong quan niệm truyền thống của phong thủy, hai cửa đối mặt nhau sẽ gây bất lợi, gia chủ sẽ không được yên ấm, hòa thuận - phạm phải thế “môn xung sát”.
Ảnh hưởng của “môn xung sát” sẽ khiến mọi người trong gia đình dễ xảy ra tranh chấp, bất hòa dù chỉ từ những chuyện nhỏ nhặt hàng ngày. Nếu bị ảnh hưởng nặng thì trong công việc của người ở hai phòng có cửa đối diện sẽ rất dễ có những thành kiến, xung đột mâu thuẫn với cấp trên, đồng nghiệp và những người khác.
Khi đã phạm phải môn xung sát mà cửa lại là hướng đông, tây bắc, bắc thì những người đàn ông trong gia đình sẽ rất dễ gây nên chuyện hiềm khích. Ngược lại, nếu cửa hướng đông nam, tây nam, tây thì những người phụ nữ trong nhà lại rất dễ gây nên chuyện phiền phức.
Ngoài ra, trong phong thủy, cửa của hai nhà cũng không nên đối nhau. Các nhà phong thủy cho rằng có thể làm những cách sau để hóa giải như dùng bình phong che chắn phía trong cửa vì bình phong sẽ biến khí ở bên ngoài nhà không xông thẳng vào mà đi thành đường vòng vào bên trong nhà. Ngoài ra, có thể đặt cặp tượng hình kỳ lân ở cửa bị xung chiếu, hoặc cặp tượng nhỏ hình con rùa bằng đồng… tạo thành một hành lang để làm hòa hoãn dòng khí…
Cửa chính và cửa nhà vệ sinh xung nhau: âm dương không hài hòa
Cửa chính đối diện cửa nhà vệ sinh dễ dẫn đến hao tổn tài sản - Ảnh: C.P.M.
Trong phong thủy học, cửa chính được gọi là “khẩu tử”, được so sánh với miệng của con người. Những thực phẩm mà con người ăn không đảm bảo thì bản thân sẽ không có được sức khỏe tốt. Cũng giống như vậy, cửa có vấn đề thì phong thủy sẽ không tốt và ảnh hưởng tới vận quý của tất cả mọi người trong gia đình. Khí của cửa thuộc về dương thuần, khí của nhà vệ sinh thuộc về âm độc. Nếu cửa chính và cửa nhà vệ sinh xung khắc nhau sẽ khiến âm dương không được hài hòa, dẫn đến hao tổn tài sản.
Phương pháp hóa giải của điều này là treo ở cửa nhà vệ sinh một tấm mành dạng hạt, giúp ngăn cản sự xung sát của cửa chính và cửa nhà vệ sinh, làm ảnh hưởng xấu giảm xuống mức thấp nhất.
Cửa chính đối diện cầu thang máy, cầu thang là điềm hung
Không nên thiết kế cửa chính đối diện cầu thang - Ảnh: V.N.A.
Cầu thang máy đối diện với cửa chính sẽ phạm “sát khai khẩu”, chủ nhà sẽ bị nhiều chuyện phiền phức, rắc rối ảnh hưởng. Với những ngôi nhà ở vào vị trí này, nên treo gương trên mi cửa và bậc thềm cửa nên tôn cao thêm một chút.
Nếu nhà ở có cửa chính và cửa cầu thang đối diện nhau sẽ được chia ra làm hai loại: một là cầu thang có các bậc thang đi xuống dưới; hai là bậc thang có chiều hướng đi lên trên.
Nếu cầu thang có chiều hướng lên trên, sẽ làm sức khỏe của gia chủ ngày một suy yếu, cần hóa giải bằng cách tôn cao bậc thềm lên khoảng 3 tấc (khoảng 10cm).
Nếu cầu thang có chiều hướng xuống dưới, tài vận của gia chủ sẽ rất xấu, tiền bạc trong nhà sẽ bị “chảy” ra ngoài, cần hóa giải bằng cách treo gương cầu lõm trên mi cửa giúp thu thập và tập trung được các vận khí tốt, tiền tài cũng dễ dàng giữ lại được.
Góc tường nhọn chiếu vào cửa: tổn hại sức khỏe
Khi thiết kế nhà ở, cần tránh để các góc nhọn chiếu vào cửa chính - Ảnh: C.P.M.
Góc tường nhọn trong phong thủy rất nguy hiểm và gây tổn thương rất lớn đến sức khỏe, tính mạng của người ở trong nhà vì phạm phải “phi nhẫn sát” (sự khắc chiếu của góc tường). Do đó, nếu có góc tường nhọn chiếu thẳng vào cửa, là điều kiêng kỵ.
Để hóa giải điều này, nhà có góc nhọn chiếu vào cửa nên đặt một đôi kỳ lân bằng đồng ở cửa và trên mi cửa nên treo một chiếc gương cầu lồi hoặc gương phẳng nhằm chiếu lại “phi nhẫn sát”, giúp hóa giải sát khí. Tuyệt đối chú ý không được treo gương cầu lõm vì tác dụng của gương cầu lõm là hoàn toàn ngược lại.
Một điều gia chủ cũng nên đặc biệt chú ý vì nhìn chung, người ta thường chỉ để ý tới những góc nhọn chiếu thẳng vào cửa chính từ bên ngoài nhà, nhưng lại rất ít chú ý đến những góc tường nhọn trong nhà chiếu vào cửa phòng. Với trường hợp này, bạn có thể kê tủ gỗ hoặc các đồ đạc khác để che đi góc nhọn, biến nguy hiểm thành vô sự.
KTS. CẤN PHÚ MINH (Công ty CP Kiến trúc DMC Việt Nam) (Theo báo Tuổi Trẻ)
Bố trí cây xanh cân bằng âm dương
Tuỳ theo vị trí nhà, cách thức bố cục mặt bằng và cấu trúc nhà cao hay thấp tầng, rộng hay hẹp, cũng như quan hệ với nhà bên cạnh mà chọn loại cây để trồng cho đúng chỗ.
Cây cối luôn vươn về phía có ánh sáng nên khoảng trống cho cây phải chừa đủ rộng, tránh cây vươn hoàn toàn sang….nhà bên cạnh gây nhiều phiền toái.
Cây cối luôn vươn về phía có ánh sáng nên khoảng trống cho cây phải chừa đủ rộng, tránh cây vươn hoàn toàn sang….nhà bên cạnh gây nhiều phiền toái.
Thực tế trong đô thị, cây trồng nhà ở đa số là cây tiểu cảnh, dàn leo hay bonsai nên có thể kiểm soát được.
Như cần quan sát hướng của cây xanh so với nhà mình. Nếu mặt trước nhà nhìn ra hướng nhiều ánh sáng và gió thì cây trồng cần thưa thoáng để tăng tính Dương, như các cây kiểng thấp, cây trồng chậu để dễ di chuyển thay đổi.
Như cần quan sát hướng của cây xanh so với nhà mình. Nếu mặt trước nhà nhìn ra hướng nhiều ánh sáng và gió thì cây trồng cần thưa thoáng để tăng tính Dương, như các cây kiểng thấp, cây trồng chậu để dễ di chuyển thay đổi.
Ở hướng Tây và Tây bắc tốt hơn là chọn cây chịu nắng và làm thêm dàn leo để tránh bức xạ gay gắt.
Nhà hướng Bắc hoặc Đông-bắc thì cây trồng nên có lá màu sáng để phản xạ thêm ánh sáng, hoặc lá dày, thân chắc để ngăn gió lạnh (như chuối, bàng, mật cật…).
Về không gian sử dụng, nếu muốn trồng cây tạo bóng mát làm chỗ nghỉ ngơi thư giãn thì nên chọn các hướng có gió lành kết hợp cây với thảm cỏ.
Nếu muốn trồng hoa cảnh – bonsai thì nên bố trí kề cận hàng hiên, hành lang, gần cửa sổ để tiện bề chăm sóc và thưởng ngoạn.
Những cây mang tính trang trí tôn nghiêm như vạn tuế, thiên tuế, trường sinh, bằng phi, kim quất, bách tán… nên đặt tại vị trí trang trọng như trước sảnh, trục chính của nhà, nhưng cần bố trí bồn hay chậu sao cho tránh gây va chạm hàng ngày.
Những cây mang lại may mắn về tài lộc như cây: Lộc vừng, Hoa dừa cạn, Kim ngân, Kim tiền (Kim phát tài), Sung cảnh (loại có trái quanh năm suốt tháng)…
Trong trường hợp cây cối rậm rạp tạo nên nhiều mảng tối thì vào ban đêm cần bổ sung đèn chiếu sáng, đèn pha sân vườn để giảm bớt tính Âm.
(Theo blogphongthuy)
Về không gian sử dụng, nếu muốn trồng cây tạo bóng mát làm chỗ nghỉ ngơi thư giãn thì nên chọn các hướng có gió lành kết hợp cây với thảm cỏ.
Nếu muốn trồng hoa cảnh – bonsai thì nên bố trí kề cận hàng hiên, hành lang, gần cửa sổ để tiện bề chăm sóc và thưởng ngoạn.
Những cây mang tính trang trí tôn nghiêm như vạn tuế, thiên tuế, trường sinh, bằng phi, kim quất, bách tán… nên đặt tại vị trí trang trọng như trước sảnh, trục chính của nhà, nhưng cần bố trí bồn hay chậu sao cho tránh gây va chạm hàng ngày.
Những cây mang lại may mắn về tài lộc như cây: Lộc vừng, Hoa dừa cạn, Kim ngân, Kim tiền (Kim phát tài), Sung cảnh (loại có trái quanh năm suốt tháng)…
Trong trường hợp cây cối rậm rạp tạo nên nhiều mảng tối thì vào ban đêm cần bổ sung đèn chiếu sáng, đèn pha sân vườn để giảm bớt tính Âm.
(Theo blogphongthuy)
Xây hồ bơi để hút vận may tiền tài
Ngày nay, nhiều gia đình có điều kiện có thể xây bể bơi trong vườn để vui chơi, thư giãn. Xây hồ bơi đúng phong thủy sẽ hút vận may về tiền tài, ngược lại có thể mang tới năng lượng âm khổng lồ bất lợi cho gia chủ.
Một số điều cần chú ý khi xây dựng hồ bơi cho hợp phong thủy và kích hoạt được vận may tiền tài của mình.
1. Hình dáng
Dạng hồ tốt nhất là hình tròn, oval, bầu dục, uốn lượn bởi chúng không có bờ cạnh sắc nhọn để tạo thành mũi tên độc như một số hồ hình vuông. Một sự lựa chọn thích hợp khác là xây hồ hình bát giác.
Trong trường hợp hồ bơi hình vuông, các chuyên gia phong thủy ví kiểu hồ này với những đường thẳng và nhiều góc nhọn như các “mũi tên độc” hướng thẳng vào ngôi nhà. Điều này chắc chắn sẽ làm phương hại đến những người sống trong đó.
Hồ bơi hình oval được ưa chuộng cho các hồ bơi trong nhà.
Để khắc phục yếu tố có hại như thế, gia chủ hãy đặt những chậu cây xanh ở bốn góc hồ. Cành lá xum xuê, mềm mại của chậu cây kiểng sẽ làm mềm đi các góc nhọn của hồ.
2. Tỷ lệ
Hồ bơi là một ví dụ tiêu biểu của biểu tượng thuộc hành Thủy lớn, có thể mang đến rất nhiều vận may về của cải. Tuy nhiên, hồ bơi phải được xây dựng tương xứng với kích thước của ngôi nhà.
Nên xây hồ có kích cỡ tương xứng với ngôi nhà. Nếu quá to so với căn nhà, hồ có thể “làm chìm” nhà, truyền đến nguồn năng lượng xấu. Thay vì vậy, hãy xây hồ nhỏ hơn.
Theo bậc thầy phong thủy Lillian Too, nếu gia chủ có điều kiện xây dựng hồ bơi trong vườn, và đặt nó đúng vị trí an trụ của sao Thủy Tinh số 8, thì chắc chắn chủ nhà sẽ gặp nhiều may mắn về của cải.
Hồ bơi cũng có tác dụng tốt nếu nó có kích thước nhỏ hơn so với kích thước của ngôi nhà. Dù vậy, tùy theo hồ bơi có kích cỡ thế nào thì để tận dụng hết năng lượng của hồ bơi, bạn phải mở một lối thông giữa hồ bơi và nhà - một cửa ra vào hoặc cửa sổ chẳng hạn, để đón chào năng lượng Thủy đầy may mắn này.
3. Vị trí
Nên đặt hồ bơi trong khuôn viên vườn để cân bằng năng lượng âm của hồ và năng lượng dương từ chính ngôi nhà của gia chủ.
Hồ bơi nằm gần nhà sẽ giúp cho việc chăm sóc, vệ sinh hồ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu thiết kế chúng nằm quá sát ngôi nhà, năng lượng tỏa ra từ hai hồ bơi sẽ lấn át, triệt tiêu nguồn năng lượng dương. Khi các luồng khí âm và dương không cân bằng, sức khỏe của các thành viên trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng. Tốt nhất, nên bố trí hồ bơi nằm cách nhà khoảng 3 km.
Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng là phương vị của hồ bơi. Theo bát quái, hướng Nam đại diện cho năng lượng Hỏa. Để nguồn năng lượng này không bị tiêu hủy, bạn nên tránh đặt hồ bơi ở hướng này.
Trong khi đó, hướng Đông và Đông Nam lại thuộc hành Mộc, đây chính là hai hướng thích hợp nhất. Năng lượng âm của hồ nước sẽ được đặc tính Mộc ở nơi đây khống chế bớt.
Lưu ý khi thiết hế hồ bơi, tránh đặt hồ bơi trên sân thượng. Chúng được ví như hồ nước lớn, đè nặng lên những người sống bên trong ngôi nhà. Trong trường hợp ngôi nhà gia chủ đã thiết kế sẵn hồ bơi bên trong, nên phân cách hồ bơi bằng vách ngăn hoặc cửa đóng kín để hóa giải những luồng khí xấu.
4. Ngũ hành
Chọn gạch lát hồ có màu xanh nước biển là tốt nhất. Các khu resort rất chuộng màu gạch này.
Hồ nước nên hòa hợp với ngũ hành, như Kim (tay vịn, máy bơm, thiết bị điện), Mộc (cây xanh, hoa cảnh), Thổ (đá, xi-măng, vật liệu trang trí) và Hỏa (ánh sáng). Điều này sẽ giúp bảo đảm hồ được cân bằng và hài hòa với cảnh quan xung quanh.
Chính vì vậy, gia chủ nên chú ý nên gam màu của gạch lát hồ. Màu xanh nước biển là gam màu được nhiều người ưa chuộng nhất. Sắc màu này mang lại cảm giác tươi mát, trong trẻo cho nước hồ.
5. Năng lượng của bể nước động
Hồ bơi và các vật trang trí phải được cọ rửa thường xuyên, vừa nhằm bảo dưỡng hồ, vừa giữ cho nước hồ không bị tù túng.
Trong cuốn “Phong thủy để có cuộc sống hạnh phúc và an bình”, nữ phong thủy Lillian Too có đề cập tới điều này: Điều quan trọng là không bao giờ để hồ bơi trông giống như bể nước tù đọng.
Hồ bơi phải giống như một bể nước dương, tức là nước luôn chuyển động. Nếu có thể, hãy tạo hiệu quả sóng vỗ để nước có vẻ như đang chảy về phía nhà bạn. Thêm nữa, một suối nước nhỏ hoặc một thác nước nhỏ là biểu tượng thuộc hành Thủy phù hợp nhất.
Ngoài ra khi xây hồ hơi, cần thiết kế sao cho nước trong hồ như đang chảy hướng vào nhà. Không nên lùi ra xa ngôi nhà. Điều này có vẻ nhỏ nhặt nhưng rất quan trọng nếu gia chủ muốn kích hoạt vận may về tài sản.
(Theo xzone)
Một số điều cần chú ý khi xây dựng hồ bơi cho hợp phong thủy và kích hoạt được vận may tiền tài của mình.
1. Hình dáng
Dạng hồ tốt nhất là hình tròn, oval, bầu dục, uốn lượn bởi chúng không có bờ cạnh sắc nhọn để tạo thành mũi tên độc như một số hồ hình vuông. Một sự lựa chọn thích hợp khác là xây hồ hình bát giác.
Trong trường hợp hồ bơi hình vuông, các chuyên gia phong thủy ví kiểu hồ này với những đường thẳng và nhiều góc nhọn như các “mũi tên độc” hướng thẳng vào ngôi nhà. Điều này chắc chắn sẽ làm phương hại đến những người sống trong đó.
Hồ bơi hình oval được ưa chuộng cho các hồ bơi trong nhà.
Để khắc phục yếu tố có hại như thế, gia chủ hãy đặt những chậu cây xanh ở bốn góc hồ. Cành lá xum xuê, mềm mại của chậu cây kiểng sẽ làm mềm đi các góc nhọn của hồ.
2. Tỷ lệ
Hồ bơi là một ví dụ tiêu biểu của biểu tượng thuộc hành Thủy lớn, có thể mang đến rất nhiều vận may về của cải. Tuy nhiên, hồ bơi phải được xây dựng tương xứng với kích thước của ngôi nhà.
Nên xây hồ có kích cỡ tương xứng với ngôi nhà. Nếu quá to so với căn nhà, hồ có thể “làm chìm” nhà, truyền đến nguồn năng lượng xấu. Thay vì vậy, hãy xây hồ nhỏ hơn.
Theo bậc thầy phong thủy Lillian Too, nếu gia chủ có điều kiện xây dựng hồ bơi trong vườn, và đặt nó đúng vị trí an trụ của sao Thủy Tinh số 8, thì chắc chắn chủ nhà sẽ gặp nhiều may mắn về của cải.
Hồ bơi cũng có tác dụng tốt nếu nó có kích thước nhỏ hơn so với kích thước của ngôi nhà. Dù vậy, tùy theo hồ bơi có kích cỡ thế nào thì để tận dụng hết năng lượng của hồ bơi, bạn phải mở một lối thông giữa hồ bơi và nhà - một cửa ra vào hoặc cửa sổ chẳng hạn, để đón chào năng lượng Thủy đầy may mắn này.
3. Vị trí
Nên đặt hồ bơi trong khuôn viên vườn để cân bằng năng lượng âm của hồ và năng lượng dương từ chính ngôi nhà của gia chủ.
Hồ bơi nằm gần nhà sẽ giúp cho việc chăm sóc, vệ sinh hồ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu thiết kế chúng nằm quá sát ngôi nhà, năng lượng tỏa ra từ hai hồ bơi sẽ lấn át, triệt tiêu nguồn năng lượng dương. Khi các luồng khí âm và dương không cân bằng, sức khỏe của các thành viên trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng. Tốt nhất, nên bố trí hồ bơi nằm cách nhà khoảng 3 km.
Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng là phương vị của hồ bơi. Theo bát quái, hướng Nam đại diện cho năng lượng Hỏa. Để nguồn năng lượng này không bị tiêu hủy, bạn nên tránh đặt hồ bơi ở hướng này.
Trong khi đó, hướng Đông và Đông Nam lại thuộc hành Mộc, đây chính là hai hướng thích hợp nhất. Năng lượng âm của hồ nước sẽ được đặc tính Mộc ở nơi đây khống chế bớt.
Lưu ý khi thiết hế hồ bơi, tránh đặt hồ bơi trên sân thượng. Chúng được ví như hồ nước lớn, đè nặng lên những người sống bên trong ngôi nhà. Trong trường hợp ngôi nhà gia chủ đã thiết kế sẵn hồ bơi bên trong, nên phân cách hồ bơi bằng vách ngăn hoặc cửa đóng kín để hóa giải những luồng khí xấu.
4. Ngũ hành
Chọn gạch lát hồ có màu xanh nước biển là tốt nhất. Các khu resort rất chuộng màu gạch này.
Hồ nước nên hòa hợp với ngũ hành, như Kim (tay vịn, máy bơm, thiết bị điện), Mộc (cây xanh, hoa cảnh), Thổ (đá, xi-măng, vật liệu trang trí) và Hỏa (ánh sáng). Điều này sẽ giúp bảo đảm hồ được cân bằng và hài hòa với cảnh quan xung quanh.
Chính vì vậy, gia chủ nên chú ý nên gam màu của gạch lát hồ. Màu xanh nước biển là gam màu được nhiều người ưa chuộng nhất. Sắc màu này mang lại cảm giác tươi mát, trong trẻo cho nước hồ.
5. Năng lượng của bể nước động
Hồ bơi và các vật trang trí phải được cọ rửa thường xuyên, vừa nhằm bảo dưỡng hồ, vừa giữ cho nước hồ không bị tù túng.
Trong cuốn “Phong thủy để có cuộc sống hạnh phúc và an bình”, nữ phong thủy Lillian Too có đề cập tới điều này: Điều quan trọng là không bao giờ để hồ bơi trông giống như bể nước tù đọng.
Hồ bơi phải giống như một bể nước dương, tức là nước luôn chuyển động. Nếu có thể, hãy tạo hiệu quả sóng vỗ để nước có vẻ như đang chảy về phía nhà bạn. Thêm nữa, một suối nước nhỏ hoặc một thác nước nhỏ là biểu tượng thuộc hành Thủy phù hợp nhất.
Ngoài ra khi xây hồ hơi, cần thiết kế sao cho nước trong hồ như đang chảy hướng vào nhà. Không nên lùi ra xa ngôi nhà. Điều này có vẻ nhỏ nhặt nhưng rất quan trọng nếu gia chủ muốn kích hoạt vận may về tài sản.
(Theo xzone)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)